Dữ liệu website

Đào tạo Đại học ngành Toán ứng dụng (chuyên ngành Toán - Tin ứng dụng)

Ngày đăng: 24/03/2016

Chuyên ngành Toán - Tin ứng dụng

Ngành đào tạo:                        TOÁN ỨNG DỤNG (Applied Mathematics and Computation)

                                                  Chuyên ngành Toán - Tin ứng dụng

Trình độ đào tạo:                     ĐẠI HỌC

Thời gian đào tạo:                   4 năm 

Mã ngành:                                D460112

MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

- Đào tạo cử nhân Toán học (chuyên ngành Toán – Tin ứng dụng) có năng lực chuyên môn, phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt.

- Trang bị cho sinh viên những kiến thức đại cương về khoa học xã hội và nhân văn, những kiến thức cơ bản về Toán ứng dụng, Tin học, những kiến thức chuyên ngành Tin học và một số mô hình Toán học; nhằm tạo cho sinh viên khả năng ứng dụng Toán học và Tin học vào các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kinh tế, xã hội.

- Chương trình hướng tới việc rèn luyện cho sinh viên tư duy chính xác, tư duy phân tích bài toán và xây dựng thuật toán; kỹ năng lập trình và phương pháp tiếp cận khoa học tới các vấn đề thực tế.

CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP

- Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại các viện nghiên cứu, các cơ quan quản lý, các cơ sở sản xuất và kinh doanh có sử dụng kiến thức Toán ứng dụng và Tin học, các công ty lập trình, gia công phần mềm, hay phân tích thiết kế hệ thống; có thể giảng dạy Toán học, Tin học tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, các trung tâm Tin học và các trường trung học phổ thông;

- Sinh viên tốt nghiệp hoàn toàn có khả năng tiếp tục học thêm hoặc tìm kiếm học bổng về các chương trình đào tạo nghiên cứu chuyên sâu như Thạc sĩ, Tiến sĩ các chuyên ngành Quản trị, Kinh tế, Toán ứng dụng và Khoa học máy tính tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước.

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Danh mục các học phần bắt buộc

Kiến thức giáo dục đại cương

Những nguyên lí cơ bản của CN Mác-Lênin

 2

Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam

3

Tư tưởng Hồ Chí Minh

4

Tiếng Anh (1, 2, 3)

5

Tin học đại cương

6

Pháp luật đại cương

Kiến thức ngành/chuyên ngành

1

Quy hoạch tuyến tính

10

Ngôn ngữ lập trình

2

Đại số đại c­ương 1

11

Cấu trúc dữ liệu và giải thuật

3

Toán rời rạc

12

Cơ sở dữ liệu

4

Hàm thực và Giải tích hàm

13

Kiến trúc máy tính

5

Xác suất thống kê

14

Phân tích thiết kế hệ thống thông tin

6

Hàm biến phức

15

Lập trình hướng đối tượng

7

Xác suất nâng cao

16

Mạng máy tính

8

Giải tích số

17

Hệ quản trị cơ sở dữ liệu

9

Phương trình đạo hàm riêng

 

 

Nội dung một số học phần bắt buộc

Toán rời rạc

Học phần hệ thống lại cho sinh viên các kiến thức cơ bản, củng cố các thuật toán cơ bản trên tập số nguyên vận dụng trong quá trình xử lí số nguyên lớn; giới thiệu nguyên lí cơ bản của phương pháp đếm và cách vận dụng chúng trong các bài toán thống kê; đồng thời giới thiệu phương pháp biểu diễn đồ thị trên máy tính và các thuật toán cơ bản trong đồ thị, các phương pháp duyệt cây và ứng dụng cây nhị phân tìm kiếm trong thực tiễn, những kiến thức cơ bản của Đại số Boole trong việc thiết kế, tối ưu mạch lôgic.

Xác suất thống kê

Cung cấp cho sinh viên các kiến thức về phép thử ngẫu nhiên, biến cố, xác suất của biến cố, các phương pháp tính xác suất, đại lượng ngẫu nhiên và phân phối của nó, các đặc trưng của đại lương ngẫu nhiên, một số phân phối thường gặp trong thực tế, luật số lớn và các định lý giới hạn. Giới thiệu cho sinh viên các bài toán cơ bản của thống kê và cách giải quyết các bài toán này, như bài toán ước lượng, bài toán kiểm định giả thiết, bài toán tương quan và hồi quy …

Ngôn ngữ lập trình

Cung cấp kiến thức tổng quan về ngôn ngữ lập trình; Không gian làm việc, các thành phần cơ bản, cách thực hiện lệnh trên màn hình làm việc của Matlab; Ứng dụng Matlab: sử dụng Matlab để giải quyết các bài toán về ma trận và hệ phương trình tuyến tính trong Đại số; Lập trình trong Matlab: cung cấp khái niệm, kiểu dữ liệu, các cấu trúc điều khiển (rẽ nhánh, lặp), các hàm nội trú và cách xây dựng các hàm trong Matlab; Xử lý Đồ họa: trang bị cho sinh viên một số khái niệm cơ bản về đồ họa, các hàm xử lý và vẽ đồ thị trong không gian 2 chiều và 3 chiều.

Cấu trúc dữ liệu và giải thuật

Giới thiệu về giải thuật và thiết kế giải thuật, trình bày giải thuật đệ quy và một số bài toán áp dụng, cách tổ chức và thao tác trên các kiểu dữ liệu cơ bản: mảng, ngăn xếp, hàng đợi, danh sách móc nối, cây, một số giải thuật sắp xếp cơ bản, sắp xếp phân đoạn, sắp xếp vun đống, sắp xếp hòa trộn và một số thuật toán tìm kiếm.

Cơ sở dữ liệu

Cung cấp tổng quan về cơ sở dữ liệu, các mô hình dữ liệu và các khái niệm liên quan, giới thiệu ngôn ngữ định nghĩa và thao tác trên mô hình dữ liệu quan hệ (ngôn ngữ đại số quan hệ và ngôn ngữ SQL); Phần lý thuyết về thiết kế cơ sở dữ liệu quan hệ giới thiệu các khái niệm, các thuật toán liên quan trong quá trình thiết kế cơ sở dữ liệu quan hệ; các dạng chuẩn của cơ sở dữ liệu quan hệ và các thuật toán chuẩn hóa; Ngoài ra, sinh viên còn được tìm hiểu thêm về tối ưu hóa truy vấn dựa trên biểu thức đại số quan hệ và các quy tắc tối ưu hóa.

Kiến trúc máy tính

Cung cấp các khái niệm cơ bản của kiến trúc máy tính; các thế hệ trong tiến trình phát triển máy tính cùng mô hình máy tính Von Neumann, định luật Moore; hệ thống hóa lại kiến thức về biểu diễn dữ liệu trong máy tính điện tử và kiến thức về cơ bản về mạch số; Kiến trúc phần mềm và tổ chức phần cứng của CPU - thành phần quan trọng trong máy tính điện tử, Bộ nhớ và hệ thống lưu trữ của máy tính điện tử, thiết bị ngoại vi và hệ thống bus.

Phân tích thiết kế hệ thống thông tin

Giới thiệu các khái niệm cơ bản, các thành phần của hệ thống kinh doanh dịch vụ và của hệ thống thông tin, các hướng tiệp cận và các giai đoạn phát triển hệ thống thông tin; trình bày phương pháp phân tích và thiết kế hướng chức năng: khảo sát hệ thống; phân tích hệ thống về xử lý (các biểu đồ BFD, DFD) và dữ liệu (biểu đồ ERD); thiết kế hệ thống.

Mạng máy tính

Giới thiệu kiến thức cơ bản về mạng máy tính, các mô hình mạng máy tính, phân loại mạng máy tính, các thành phần của mạng máy tính,…Trình bày về giao thức mạng, mô hình OSI, các chức năng của từng tầng trong mô hình OSI và một số chuẩn mạng, các thiết bị mạng gồm: thiết bị truyền dẫn, thiết bị đấu nối, thiết bị kết nối mạng và thiết bị liên mạng, tìm hiểu một số công nghệ mạng (Point – to – Point, Ethernet, Token Ring, mạng thuê bao, mạng chuyển mạch, mạng Internet), giao thức TCP/IP và một số dịch vụ mạng (ARP, DHCP, DNS, Mạng không dây,…).

Hệ quản trị cơ sở dữ liệu

Học phần đề cập đến các khái niệm cơ bản hệ quản trị cơ sở dữ liệu; Làm việc với các công cụ tiện ích trong SQL Server; Thiết lập đăng nhập và bảo vệ người dùng; Xây dựng một cơ sở dữ liệu; Các vấn đề truy vấn dữ liệu; Lập trình trong SQL server; Tạo các Trigger; Các vấn đề an ninh trong cơ sở dữ liệu.

Lập trình hướng đối tượng

Giới thiệu các nguyên lý cơ bản của thiết kế hướng đối tượng với ngôn ngữ Java, hiểu các vấn đề căn bản và một số vấn đề nâng cao trong việc viết các lớp và phương thức đồng thời hiểu bản chất của: đối tượng và tham chiếu đối tượng, dữ liệu và quyền truy nhập, biến và phạm vi, các quan niệm nằm sau cây thừa kế, đa hình và việc lập trình theo interface; Tìm hiểu nguyên lý hoạt động của các ngoại lệ (exception) và các dòng vào ra cơ bản.

Thành viên - đối tác

  • hinh anh
  • hinh anh
  • hinh anh
  • hinh anh
  • hinh anh